Sử dụng hình ảnh thương hiệu trong các sự kiện
Tổng quát
- Việc sử dụng hình ảnh, thương hiệu của tổ chức như HUST, SOICT cần phải được sự chấp thuận
- Phòng truyền thông và quản trị thương hiệu – CCPR – sẽ xét duyệt sử dụng Logo HUST
- Trường SOICT sẽ xét duyệt sử dụng logo SOICT.
Về HUST
- Tải về logo tại đây TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI – Hệ thống NDTH – Hệ thống nhận diện (hust.edu.vn)
Lưu ý: đừng sử dụng các logo tìm kiếm trên mạng, sẽ không chính xác. - Thiết kế hoàn chỉnh các ấn phẩm mong đợi
- Gửi email tới ccpr@hust.edu.vn. Nội dung thư ngắn gọn, lịch sự gồm
- Tiêu đề thư: CLB SV SINNO: xin phép sử dụng logo HUST cho hoạt động …
- Đính kèm ấn phẩm
- Mục đích sử dụng
- Thời điểm sử dụng
- CC: chủ nhiệm câu lạc bộ
- CC: lãnh đạo Trường CNTT&TT
Về SOICT
- Tham khảo logo tại website chính thức của Trường: https://soict.hust.edu.vn
- (đang cập nhật tiếp)
Về SINNO
- Tải về logo bên dưới
Hình ảnh Logo trên website chính thức


TỔNG QUAN VỀ NUMPY
TỔNG QUAN VỀ NumPy
1.Giới thiệu về thư viện NumPy
a. NumPy là gì?
NumPy là một thư viện mã nguồn mở miễn phí được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ Python. Kể từ khi tác giả Travis Oliphant tạo ra vào năm 2005, NumPy luôn được các coder trên thế giới ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và các tính năng vượt trội so với các kiểu dữ liệu tập hợp(collection) có sẵn.
Là một thư viện đặc biệt mạnh về kiểu dữ liệu mảng, NumPy cung cấp các hàm và object để hỗ trợ làm việc với miền đại số tuyến tính, các ma trận và biến đổi Fourier.
NumPy là viết tắt của Numerical Python.
Các bạn có thể đọc thêm thông tin về NumPy tại: https://numpy.org/
b. Tại sao lại sử dụng NumPy
Ở Python, chúng ta đã có sẵn kiểu dữ liệu thông dụng khi làm việc với mảng, đó là list. Nhưng đôi khi, tốc độ xử lý của Python lại không đáp ứng được nhu cầu của chúng ta.
Với sự ưu việt trong tính toán của NumPy, chúng ta có thể làm việc nhanh gấp 50 lần so với kiểu dữ liệu list truyền thống, sự chênh lệch càng cao khi chúng ta phải làm với các bộ dữ liệu lớn và phức tạp.
Đối với các lập trình viên, sự quản lý về mặt bộ nhớ và tài nguyên là rất quan trọng. Thư viện NumPy cung cấp đối tượng mảng ndarray được lưu trữ liên tục trong bộ nhớ, khác hẳn với kiểu dữ liệu list thông thường, do đó quá trình tham chiếu và làm việc với mảng được giảm bớt thời gian xử lí. Ngoài ra, không chỉ viết bằng ngôn ngữ Python, một phần lớn các hàm của NumPy còn được viết bằng ngôn ngữ C và C++ – là các ngôn ngữ rất chặt chẽ về quản lý tài nguyên và tốc độ xử lí.
Mã nguồn của NumPy được đặt tại: https://github.com/numpy/numpy
2.Cài đặt NumPy
a. Cài đặt môi trường Python
NumPy là một thư viện được xử dụng trong môi trường Python, do đó, để sử dụng được NumPy, trước tiên các bạn cần phải cài đặt môi trường Python cho thiết bị của mình.
Truy cập: https://www.python.org/
Di chuột vào mục Downloads và chọn phiên bản mới nhất(ở thời điểm mình cài đặt là phiên bản 3.10.7).

Sau đó trang web sẽ tự động chọn cho bản phiên bản tương thích với thiết bị của bạn, như ví dụ trên là phiên bản của CPU AMD với hệ điều hành 64-bit.
Sau khi tải xuống hoàn thành, bạn khởi chạy file đã tải và thực hiện cài đặt Python.
Bạn có thể kiểm tra xem máy mình đã cài đặt thành công môi trường Python chưa bằng cách mở Command Prompt và gõ lệnh python –version, nếu kết quả trả về là phiên bản của bạn thì bạn đã cài đặt thành công.
b. Cài đặt thư viện NumPy
Chúng ta sẽ tiến hành cài đặt thư viện Numpy qua trình quản lý thư viện Python Preferred Installer Program(PIP).
Đối với các phiên bản Python từ 3.4 trở lên, trình quản lý thư viện PIP đã được cài đặt sẵn theo môi trường Python, do vậy, chúng ta có thể tiến hành cài đặt NumPy luôn. Tuy nhiên, đối với các phiên bản Python trước đó, chúng ta cần cài đặt PIP để tiếp tục thực hiện cài đặt NumPy.
Cách cài đặt PIP đối với phiên bản trước Python 3.4, các bạn xem tại : https://pip.pypa.io/en/stable/installation/
Để cài đặt thư viện NumPy qua trình quản lý thư viện PIP, rất đơn giản, bạn chỉ cần bật Command Prompt lên và gõ lệnh pip install numpy và chờ cho thư viện NumPy được cài đặt.

Để kiểm tra xem bạn đã cài đặt thành công chưa, hãy gõ lệnh pip show numpy và nếu thành công thì thông tin về vị trí, phiên bản,… của thư viện NumPy sẽ hiện ra.

3.Một số ứng dụng của NumPy
Để bắt đầu làm việc với NumPy, bạn cần import thư viện vào chương trình của bạn.
import numpy
Sau đây mình sẽ giới thiệu một số ứng dụng đơn giản của NumPy.
Khởi tạo mảng:
import numpy
arr=numpy.array([1,2,3,4,5])
print(type(arr))
print(arr)
Output:
<class 'numpy.ndarray'>
[1 2 3 4 5]
Như chúng ta thấy, kiểu của biến arr được định nghĩa là đối tượng ndarray thuộc thư viện NumPy
Thực hiện các phép toán với mảng:
import numpy
arr1=numpy.array([14,2,3])
arr2=numpy.array([3,22,5])
print(arr1+arr2) # cộng các phần tử tương ứng của 2 mảng
print(arr1-arr2) # trừ các phần tử tương ứng của 2 mảng
arr=numpy.array([[1,2,3],
[4,5,6],
[7,8,9]]) # tạo mảng 2 chiều
print(arr)
Output:
[17 24 8]
[ 11 -20 -2]
[[1 2 3]
[4 5 6]
[7 8 9]]
Ngoài ra, chúng ta còn có thể làm việc với mảng như với vector và ma trận:
import numpy
vct=numpy.array([14,2,3]) # tạo vector
arr=numpy.array([[1,2,3],
[4,5,6],
[7,8,9]]) # tạo ma trận 3x3
print(arr.shape) # in kích thước ma trận
print(arr + vct) # cộng vector vào các hàng ma trận
print(numpy.dot(arr,vct)) # nhân ma trận với vector
Output:
(3, 3)
[[15 4 6]
[18 7 9]
[21 10 12]]
[ 27 84 141]
Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn theo cột, hàng:
Tham số axis được truyền vào để tính theo cột với giá trị 0 và hàng với giá trị 1, giá trị mặc định của nó là None, tức là sẽ tính trên cả mảng.
import numpy
arr=numpy.array([[1,2],
[4,5]]) # tạo ma trận 2x2
print(numpy.mean(arr)) # tính trung bình cộng cả mảng
print(numpy.mean(arr, axis=1)) # tính trung bình cộng theo hàng
print(numpy.std(arr, axis=0)) # tính độ lệch chuẩn theo cột
print(numpy.std(arr, axis=1)) # tính độ lệch chuẩn theo hàng
Output:
3.0
[1.5 4.5]
[1.5 1.5]
[0.5 0.5]
NumPy còn có khả năng broadcasting rất tốt, nói một cách đơn giản dễ hiểu thì đó là chức năng tự động điều chỉnh kích thước của các biến để chúng có thể tương tác với nhau.
import numpy
A = numpy.array([[11, 22, 33], #mảng kích thước 2x3
[10, 20, 30]])
print(A)
b = 4
C = A + b
print(C)
Output:
[[11 22 33]
[10 20 30]]
[[15 26 37]
[14 24 34]]
Như các bạn biết, không hề tồn tại phép toán cộng một số với ma trận, tuy nhiên nhờ quá trình broadcasting của NumPy trong khi tính toán, biến b đã được biến đổi kích thước để có thể thực hiện phép toán cộng vào từng phần tử của ma trận A.
Hay dưới đây là ví dụ của cộng ma trận với vector:
import numpy
a = numpy.array([[11, 22], #mảng kích thước 2x2
[10, 20]])
b = numpy.array([1,2])
C = a + b #cộng mảng với vector
print(C)
Output:
[[12 24]
[11 22]]
Vector b trong quá trình tính toán đã được biến đổi, cụ thể là thành một ma trận 2×2 để có thể thực hiện phép cộng ma trận.
Để hiểu rõ hơn về broadcasting, các bạn có thể xem tại: https://numpy.org/doc/stable/user/basics.broadcasting.html?highlight=broadcasting
Đặc biệt, trong Numpy còn có một module cực kì hữu ích cho các bạn khi học tập hay làm việc với đại số tuyến tính, đó chính là module Linear Algebra, hay còn được viết là numpy.linalg .
Module trên cung cấp các hàm rất hữu dụng như tính định thức, tìm hạng, tính nghịch đảo của ma trận, giải hệ phương trình tuyến tính,…
import numpy
A = numpy.array([[1.0, 0, 1],
[0, 2, 0],
[0, 3, 7]])
B = numpy.array([2.0,2,10])
print("hạng của A:", numpy.linalg.matrix_rank(A))
print("định thức của A:{:.4f}".format(numpy.linalg.det(A)))
print("nghịch đảo A:", numpy.linalg.inv(A))
print("luỹ thừa bậc 3 của A:",numpy.linalg.matrix_power(A, 3))
print("giải phương trình AX=B",numpy.linalg.solve(A,B))
Output:
hạng của A: 3
định thức của A:14.0000
nghịch đảo A: [[ 1. 0.21428571 -0.14285714]
[ 0. 0.5 0. ]
[-0. -0.21428571 0.14285714]]
luỹ thừa bậc 3 của A: [[ 1. 30. 57.]
[ 0. 8. 0.]
[ 0. 201. 343.]]
giải phương trình AX=B [1. 1. 1.]
Bạn có thể tìm hiểu thêm về module numpy.linalg tại: https://numpy.org/doc/stable/reference/routines.linalg.html
Trên đây là một số ví dụ đơn giản về các ứng dụng của thư viện NumPy, ngoài ra NumPy còn chứa rất nhiều điều lí thú đang chờ các bạn khai thác đấy!

Vũ Thị Phượng
MSSV: 20194820
Email: phuong.vt190901@gmail.com
Email: phuong.vt194820@sis.hust.edu.vn
Facebook: Phượngg | Facebook
Linkedin:
Git:
Phạm Ngọc Long
MSSV: 20200371
Email: phamngoclong3005@gmail.com
Email: long.pn200371@sis.hust.edu.vn
Facebook: (20+) Ngoc Long Pham | Facebook
Linkedin:
Git:
Hướng dẫn sử dụng URL Shortify
URL Shortify là một plugin trên nền tảng WordPress cho phép người quản trị tạo short link (tương tự như bitly.com), nhưng với domain của chính website hiện thời.
Ví dụ minh hoạ sau áp dụng cho câu lạc bộ SINNO. Các thành viên cần shortlink để giới thiệu cho sản phẩm của mình có thể đề xuất với ban Hậu cần.
Các tính năng chính:
1. Tạo mới link
- Vào URL Shortify -> Links -> Add new.
Các tùy chọn:
- Title: Đặt tên cho đường Link để thuận tiện cho việc quản lý.
- Target URL: Đường dẫn muốn truy cập.
- Short URL: Đường dẫn rút gọn (mang domain của CLB).
- Redirection: Chọn loại chuyển hướng (mặc định là 307).
- Domain: Chọn domain mặc định là http://sinno.soict.ai/vi.
- Groups: Chọn group với mục đích nhóm các Link có liên quan với nhau vào cùng 1 nhóm (có thể bỏ qua bước này). Ngoài ra có thể chọn các tùy chọn khác như No Follow, Tracking,… để phù hợp với nhu cầu.
- Sau khi hoàn thành các tùy chọn, ấn Save Link để lưu.
2. Dashboard
- Ta có thể vào mục Dashboard để xem thông tin chi tiết về các Link đã tạo như địa chỉ IP người truy cập, thời gian truy cập, trình duyệt truy cập, … giúp cho việc quản lý và quan sát trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Thông báo về thay đổi trong lịch họp CLB
Căn cứ vào tình hình SINNO hiện tại, cũng như các kế hoạch, các project và các event có trong thời gian tới, Ban quản lý câu lạc bộ (gọi tắt là CLB) quyết định cần có sự thay đổi trong kế hoạch họp toàn bộ CLB, bắt đầu áp dụng thử nghiệm từ thứ 2, ngày 4/7/2022.
Kế hoạch cụ thể:
- Với ban quản lý SINNO (gọi tắt là ban quản lý), sẽ họp đều đặn 1 tuần 1 lần, vào tối thứ 2 hàng tuần. Do số lượng ban quản lý khá ít thành viên, nên ban quản lý sẽ cân nhắc tình hình để họp online hoặc offline tại phòng 205 nếu có thể.
- Với toàn bộ thành viên CLB SINNO (gọi tắt là CLB) sẽ họp cố định 2 tuần 1 lần.
- Thời gian: 18h15 ngày thứ 3.
- Địa điểm cố định: B1-402,403
- Thông báo cuộc họp sẽ đăng lên tối thiểu trước 1 ngày.
- Sẽ có thông báo 2 lần bằng tin nhắn tới mọi thành viên khi có cuộc họp. Lần 1 sẽ do phó chủ nhiệm gửi đường link vào nhóm chat chung cả CLB. Lần 2 sẽ do trưởng ban gửi lại đường link thêm 1 lần nữa trong nhóm chat của từng ban.
- Nội dung cuộc họp: Các trưởng ban sẽ có 5-10p để báo cáo về các công việc trong thời gian vừa rồi. Bao gồm những việc đã làm trong thời gian qua, đang làm ở hiện tại và sẽ làm trong những tuần sắp tới. Sau đó sẽ có FAQ, kết thúc buổi họp chung CLB, các ban có thể họp riêng ngay tại phòng họp.
- Yêu cầu: + Các trưởng ban chuẩn bị trước báo cáo 1 ngày và giới hạn thời gian báo cáo chỉ trong 5-10p.
- Yêu cầu: + Tất cả thành viên confirm bài thông báo lịch họp. Nếu có lý do đột xuất xin nghỉ, thành viên cần thông báo với trưởng ban tương ứng trước 30 phút.
- Yêu cầu: + Ban nhân sự mỗi buổi họp cử ra 1 thành viên để ghi lại biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp cần được sự phê duyệt của trưởng ban nhân sự (tránh sai sót hoặc miss thông tin) trước khi được đưa lên group toàn bộ CLB.
- Lưu ý: Căn cứ vào tình hình hoạt động, event hoặc project, CLB có thể tổ chức thêm các buổi họp chung khác nếu cần thiết.
Phó chủ nhiệm câu lạc bộ
Hoàng Đặng Tuấn Đạt
4TECHGEEKS

Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe5Ye4OyVnBZALS97Vp39GBb84F_4cSfb21X8ANC0bnQ5glow/viewform
4techgeeks là talkshow về công nghệ dành cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng cũng như sinh viên đại học nói chung. Sự kiện sẽ diễn ra hàng tháng và được tổ chức bởi Câu lạc bộ sáng tạo sinh viên trực thuộc Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trên thực tế, nhiều sinh viên năm 2, năm 3 vẫn còn chưa có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp, vẫn còn loay hoay trong vô vàn những lựa chọn phía trước và hoài nghi vào khả năng chuyên môn của bản thân. Dẫn đến sinh viên dễ “lạc lối” khi chọn các định hướng, hay “đẽo cày giữa đường” do không nắm rõ về khả năng và sự phù hợp của mình đối với con đường đã chọn. Hệ quả là số lượng lớn sinh viên đã lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc, tiềm năng bản thân mà không đạt được kết quả tốt nhất.
Thấu hiểu điều đó, Talkshow 4techgeeks đã được lên kế hoạch tổ chức, quy tụ dàn diễn giả cực chất lượng với cái nhìn tổng quát về ngành CNTT, kiến thức chuyên môn cao cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm trong nghề. Với thời lượng 45 phút cho một buổi giao lưu cũng như chia sẻ kiến thức giữa các diễn giả và sinh viên, các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về các kỹ năng, điều kiện cần và đủ để “sinh tồn” trong thời đại 4.0. Đồng thời, các định hướng nghề nghiệp trong ngành CNTT sẽ được làm rõ, giúp các bạn sinh viên tự tin lựa chọn và nắm được những hành trang cần có trên con đường trở thành lập trình viên sau này.
Với tiêu chí “chất lượng bù số lượng”, hướng đến những buổi trò chuyện mang tính chuyên nghiệp cao, talkshow 4techgeeks được tổ chức với quy mô khá khiêm tốn là 30 – 40 người, tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện này lại kém hấp dẫn. Bởi ngoài những vị diễn giả chất lượng cùng với kiến thức chuyên môn cao, talkshow còn được tổ chức ở một không gian chuyên nghiệp không hề kém cạnh – phòng 404 nhà B1. Với cơ sở vật chất tiện nghi, phong cách thiết kế trẻ trung, hiện đại, phòng 404 nhà B1 đã tổ chức rất nhiều sự kiện của Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Không gian đổi mới sáng tạo này đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều dự án trong, ngoài trường và đã có những thành công nhất định.