Sử dụng hình ảnh thương hiệu trong các sự kiện
Tổng quát
- Việc sử dụng hình ảnh, thương hiệu của tổ chức như HUST, SOICT cần phải được sự chấp thuận
- Phòng truyền thông và quản trị thương hiệu – CCPR – sẽ xét duyệt sử dụng Logo HUST
- Trường SOICT sẽ xét duyệt sử dụng logo SOICT.
Về HUST
- Tải về logo tại đây TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI – Hệ thống NDTH – Hệ thống nhận diện (hust.edu.vn)
Lưu ý: đừng sử dụng các logo tìm kiếm trên mạng, sẽ không chính xác. - Thiết kế hoàn chỉnh các ấn phẩm mong đợi
- Gửi email tới ccpr@hust.edu.vn. Nội dung thư ngắn gọn, lịch sự gồm
- Tiêu đề thư: CLB SV SINNO: xin phép sử dụng logo HUST cho hoạt động …
- Đính kèm ấn phẩm
- Mục đích sử dụng
- Thời điểm sử dụng
- CC: chủ nhiệm câu lạc bộ
- CC: lãnh đạo Trường CNTT&TT
Về SOICT
- Tham khảo logo tại website chính thức của Trường: https://soict.hust.edu.vn
- (đang cập nhật tiếp)
Về SINNO
- Tải về logo bên dưới
Hình ảnh Logo trên website chính thức


4TECHGEEKS

Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe5Ye4OyVnBZALS97Vp39GBb84F_4cSfb21X8ANC0bnQ5glow/viewform
4techgeeks là talkshow về công nghệ dành cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng cũng như sinh viên đại học nói chung. Sự kiện sẽ diễn ra hàng tháng và được tổ chức bởi Câu lạc bộ sáng tạo sinh viên trực thuộc Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trên thực tế, nhiều sinh viên năm 2, năm 3 vẫn còn chưa có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp, vẫn còn loay hoay trong vô vàn những lựa chọn phía trước và hoài nghi vào khả năng chuyên môn của bản thân. Dẫn đến sinh viên dễ “lạc lối” khi chọn các định hướng, hay “đẽo cày giữa đường” do không nắm rõ về khả năng và sự phù hợp của mình đối với con đường đã chọn. Hệ quả là số lượng lớn sinh viên đã lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc, tiềm năng bản thân mà không đạt được kết quả tốt nhất.
Thấu hiểu điều đó, Talkshow 4techgeeks đã được lên kế hoạch tổ chức, quy tụ dàn diễn giả cực chất lượng với cái nhìn tổng quát về ngành CNTT, kiến thức chuyên môn cao cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm trong nghề. Với thời lượng 45 phút cho một buổi giao lưu cũng như chia sẻ kiến thức giữa các diễn giả và sinh viên, các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về các kỹ năng, điều kiện cần và đủ để “sinh tồn” trong thời đại 4.0. Đồng thời, các định hướng nghề nghiệp trong ngành CNTT sẽ được làm rõ, giúp các bạn sinh viên tự tin lựa chọn và nắm được những hành trang cần có trên con đường trở thành lập trình viên sau này.
Với tiêu chí “chất lượng bù số lượng”, hướng đến những buổi trò chuyện mang tính chuyên nghiệp cao, talkshow 4techgeeks được tổ chức với quy mô khá khiêm tốn là 30 – 40 người, tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện này lại kém hấp dẫn. Bởi ngoài những vị diễn giả chất lượng cùng với kiến thức chuyên môn cao, talkshow còn được tổ chức ở một không gian chuyên nghiệp không hề kém cạnh – phòng 404 nhà B1. Với cơ sở vật chất tiện nghi, phong cách thiết kế trẻ trung, hiện đại, phòng 404 nhà B1 đã tổ chức rất nhiều sự kiện của Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Không gian đổi mới sáng tạo này đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều dự án trong, ngoài trường và đã có những thành công nhất định.
eCert trong buổi Webinar về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tài sản sở hữu trí tuệ
Cách đây không lâu vào ngày 25/6/2022, SINNO đã cùng với IPC FTU – Câu lạc bộ sở hữu trí tuệ Trường Đại học Ngoại thương – tổ chức một buổi Webinar về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tài sản sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong sự kiện này có sự xuất hiện của eCert – một sản phẩm vòng thử thách của Gen 2 SINNO.
eCert được xây dựng là một nền tảng chứng chỉ số ứng dụng công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam riêng cũng như thế giới nói chung. Hiện tại eCert vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên ở Webinar lần này đã được hai vị khách mời là thầy Nguyễn Đức Tiến, giảng viên tại trường CNTT&TT Đại học Bách khoa Hà Nội và chị Trâm Nguyễn, hiện đang công tác tại văn phòng luật Gottlieb, Rackman & Reisman, P.C, trụ sở tại Manhattan, New York phân tích và đưa ra các nhận xét, tư vấn về vấn đề sở hữu trí tuệ như cần hoàn thành sớm sản phẩm để có được thị phần tốt, các nội dung có thể đăng ký sở hữu trí tuệ, việc giữ bí mật kinh doanh…
Hy vọng với sự tư vấn của các diễn giả cùng với những sự hỗ trợ khác như từ câu lạc bộ thì eCert sẽ sớm trở thành một nền tảng hoàn chỉnh và được đón nhận rộng rãi.


Các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp
Nhằm mục đích kết nối và hỗ trợ các ý tưởng mới của sinh viên với các nguồn lực về học thuật, kinh doanh, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm mà trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, câu lạc bộ SINNO thúc đẩy các hoạt động cầu nối và cung cấp những dịch vụ tốt nhất để các bạn sinh viên biến sáng tạo thành sản phẩm.
- Hạ tầng máy chủ với các cơ sở dữ liệu miễn phí. Ví dụ MySQL, MongoDB, SQL-Server…
Như bạn biết đấy, để làm việc nhóm được với nhau thì phải chung cơ sở dữ liệu mới chung được cách xử lý và các tình huống. - Tên miền sinno.soict.ai
Nên miền an toàn, giúp khẳng định chủ sở hữu là sinh viên Trường CNTT&TT, sinh viên Bách Khoa. - Máy chủ ảo vận hành 24/24.
Để bạn yên tâm triển khai các dịch vụ, sẵn sàng bất cứ lúc nào, demo sản phẩm cho các nhà đầu tư bất cứ lúc nào - Môi trường tuyển dụng
Để bạn tìm kiếm người cùng chí hướng, xây dựng team của mình với rất nhiều bạn bè trang lứa sẵn sàng, thành thạo kỹ thuật, giỏi thiết kế đồ họa, lên kế hoạch toàn diện từ phát triển với bảo trì, từ quảng cáo tới truyền thông. - Văn phòng co-working
Không gian làm việc lịch sự, hiện đại, đạt chuẩn như các Hub, để bạn có không gian họp nhóm, đón tiếp khách hàng, tư vấn giải pháp. - Sự hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp từ mạng lưới SOICT Consortium, kết nối bởi Trung tâm đổi mới sáng tạo Innovation Center)
Giúp bạn không cô đơn, giúp bạn tự tin vào bản thân vì đằng sau mỗi nhóm khởi nghiệp là sự hỗ trợ kinh nghiệm và nếu ý tưởng tốt, cộng đồng doanh nghiệp sẽ cung cấp cả tài chính (hoàn toàn phi lợi nhuận) - Sự hỗ trợ từ các phòng thí nghiệm
Ý tưởng có thể dễ đánh cắp, nhưng học thuật là nền tảng cốt lõi mà chỉ có thể trải nghiệm chứ rất khó sao chép. Sự hỗ trợ về các thiết bị chuyên dụng, cách thức triển khai, cũng như giúp bạn định lượng, thẩm định thuật toán, ước lượng rủi ro. Có lẽ một chứng chỉ từ các phòng thí nghiệp này sẽ giúp các bạn có được niềm tin từ các nhà đầu tư, cũng như các khách hàng tiềm năng.
Cuộc thi Global AI Challenge
Một cuộc thi quốc tế về Trí tuệ nhân tạo sắp được tổ chức vào tháng 10/2021 với nội dung rất đặc biệt Xây dựng mô hình AI để dự báo nhu cầu làm mát trong các tòa nhà thương mại, nhằm làm mát hợp lý trong một không gian rộng lớn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Mấu chốt của AI không phải chỉ là thuật toán, mà là nguồn số liệu và và các kết quả mẫu. Ví dụ muốn nhận dạng ung thư, thì phải có hàng nghìn bộ số liệu về ung thư và nhận xét chính xác của các bác sỹ. Đây là điều khó khăn cho các SV công nghệ khi muốn đưa các ý tưởng thuật toán sáng tạo của mình vào thực tế.
Tham gia cuộc thi này, chúng ta được mở rộng hơn hiểu biết về một chuyên ngành đặc biệt, có được các số liệu khảo sát quý giá về các công trình xây dựng, về các khu vực tiện ích mà con người hay xuất hiện trong tòa nhà…. để đưa vào thuật giải. Điều này giúp chúng ta mở rộng chân trời nhận thức, học hỏi cách mà các kỹ sư toàn cầu đã đem kỹ thuật ứng dụng vào đời sống
Các bạn yêu thích AI, hãy bước một chân từ khoa học vào ứng dụng đi, hãy thể hiện mình ở sân chơi quốc tế nào: Global AI Challenge for Building E&M Facilities
Chuỗi hội thảo chia sẻ kiến thức từ các kỳ lân của VNG
SUBJECT 1: KHÁM PHÁ NGÀNH QUẢN LÝ SẢN PHẨM TẠI LĨNH VỰC GAME, PAYMENT VÀ AI CÙNG VNG 17H SHARING
Lời mời từ VNG dành cho các bạn sinh viên tham dự chuỗi hội thảo chia sẽ kiển thức VNG 17H SHARING. Đăng ký tham gia khai phóng kiến thức về ngành Quản lý sản phẩm (Product Management) cùng chuyên gia đầu ngành tại VNG (miễn phí đăng ký): https://bit.ly/QuanLySanPham
Huấn luyện viên Sir Alex Ferguson từng nói “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Vì vậy, để hình thành nên một product, người đặt nền móng startup cần có tầm nhìn và xây dựng định hướng về sản phẩm cả về tính năng hữu ích, cả về mô hình kinh doanh, về công nghệ,… rồi chia thành các project để tập trung giải quyết từng phần.
Thời gian vừa qua, ở giai đoạn Project 1, các thành viên trong CLB SINNO cũng đã tạo ra được một số sản phẩm như AutoEmail, WorkFlow, Template, Reminder và hứa hẹn sẽ tiếp tục nâng cấp ở giai đoạn 2 với những Project tiếp theo với các nhóm thành viên khác.
Để đáp lại lời mời trực tiếp của VNG tới các bạn sinh viên trong CLB SINNO nói riêng và sinh viên Viện CNTT&TT nói chung, chúng ta hãy cùng tham gia vào buổi hội thảo ý nghĩa này. Đây là cơ hội để lắng nghe những câu chuyện chưa kể, khám phá những góc khuất về quá trình phát triển sản phẩm, từ đó rút ra được bài học cho các sản phẩm của chính mình trong tương lai.
Hãy cùng SINNO tìm hiểu xem sự kiện sắp tới có gì mà lại hấp dẫn đến thế nhé!
? Khám phá Quản lý sản phẩm là chủ đề đầu tiên trong chuỗi sự kiện VNG 17h Sharing – Chuỗi hội thảo trực tuyến đa chủ đề, diễn ra mỗi 17h các ngày thứ 7 trong tuần. Hoạt động được VNG tổ chức trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, nằm trong khuôn khổ sự kiện sinh nhật VNG 17 với chủ đề “Cùng nhau vượt bão”.
? “Bóc tem” chương trình VNG 17h Sharing, với chủ đề đầu tiên “Khám phá ngành Quản Lý Sản Phẩm”, bạn sẽ được:
✅Cơ hội để bạn thu nạp kiến thức về ngành, giúp phát triển tư duy, nhạy bén hơn trong việc ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm ở các lĩnh vực “hot trend” hiện nay: Game, Fintech và AI;
✅Trao đổi trực tiếp từ các anh chị chuyên gia đầu ngành tại Kỳ lân Công nghệ VNG;
✅Hiểu rõ về 2 khái niệm tưởng 1 mà là 2: Product Manager và Project Manager;
✅Rất nhiều phần quà chờ đón các bạn trong phần Lucky Draw của chương trình;
? Đối tượng tham gia: Các bạn trẻ đam mê với ngành Quản lý sản phẩm (Product Management), đặc biệt trong lĩnh vực: Game Development, Fintech và AI
⏰ Hạn đăng ký: 12h, ngày 28/08/2021
⏰ Thời gian sự kiện: 17h thứ 7, ngày 28/08/2021
? Địa điểm: Zoom
Với các kỳ lân của VNG có mặt, hãy học hỏi và biến kiến thức của họ thành trải nghiệm của bạn thân. Để làm được như vậy, lời khuyên của SINNO dành cho các bạn tham gia là:
➡️ Tìm hiểu về diễn giả.
➡️ Tìm hiểu sơ qua sản phẩm của họ.
➡️ Và đặt xây dựng trước các câu hỏi xem tại sao lại có tính năng này, tính năng nào có tần suất sử dụng nhiều nhất, nhóm có bao nhiêu người, tỷ lệ lỗi bình quân /100 dòng lệnh là bao nhiêu…. (hãy áp dụng các kiến thức trong các môn quản trị)
➡️ Và rất quan trọng: hãy tự dự đoán câu trả lời trước. Nếu diễn giả nói đúng như bạn dự đoán à bạn thực sự có tầm nhìn của kỳ lân, còn nếu diễn giả nói không đúng dự đoán à cách lập luận của bạn có nên chỉnh lại chăng…
Còn chần chừ gì mà không hẹn hò cùng VNG tại VNG 17h Sharing chủ đề đầu tiên. Đăng ký và chia sẻ đến bạn bè cùng tham gia nhé!
Hẹn gặp các bạn tại hội thảo.
SOICT Innovation Club